Các côn trùng chích hút ( bộ Hemiptera ) bao gồm rệp, rầy, ruồi trắng
và bọ xít hiện là một trong những thách thức lớn nhất đối với quản lý dịch hại
trong nông nghiệp trên thế giới. Chiến lược mới trong quản lý dịch hại do côn
trùng hút chích gây ra là sử dụng một dạng chất độc thần kinh xâm nhập vào hệ
mạch hemocoel để gây ức chế thần kinh và tiêu diệt côn trùng.
Biện pháp này có thể sự dụng như một biện pháp thay thế thuốc diệt
côn trùng có nguồn gốc hóa học. Để thực hiện chiến lược trên, các tác giả
nghiên cứu sử dụng protein vỏ của một loại virus thực vật (luteovirus-loại
virus có vector ký chủ là rệp) như phương tiện để phóng thích một loại độc tố
chuyên biệt đối với côn trùng hoạt động trong hemocoel. Độc tố thần kinh được
kết hợp với protein vỏ của virus tạo ra phân tử protein tái tổ hợp mang độc
tính.
Do đặc tính của protein vỏ là giúp virus di chuyển liên tế bào để
xâm nhập toàn bộ hệ thống tế bào nên chỉ cần protein vỏ (luteovirid) cũng đủ
vận chuyển độc tố vào hemocoel của rệp dưới dạng protein tái tổ hợp. Điều này
không cần đến sự hình thành các virion (yêu cầu sự kết hợp của protein vỏ và
các thành phần các như vật liệu di truyền hay các phân tử protein khác để tạo
nên thể virus hoàn chỉnh).
Kết quả thử nghiệm cho thấy khi cho ăn bốn loại rệp gây hại bằng
protein tái tổ hợp mang độc tố được đóng gói trong các màng bọc hoặc lây nhiễm
rệp với cây Arabidopsis biến đổi gen mang protein độc tố. Kết quả cho thấy tỷ
lệ tử vong đáng kể trên rệp. Những con rệp ăn các protein tái tổ mang độc tố
hợp cho thấy dấu hiệu tê liệt thần kinh. Với các kết quả triển vọng này,
protein tái tổ hợp mang độc tố gây hại thần kinh trên côn trùng có thể được sử
dụng như một chiến lược đầy hứa hẹn trong việc quản lý và kiểm soát dịch hại
gây ra bởi các loại rệp và côn trùng hút chích. Xem tại đây.
Không có nhận xét nào: