Lúa chống chịu điều kiện thiếu lân
Lân (phosphorus) được xem như một nguyên tố đa lượng cần thiết cho tất cả các tế bào sống , bên cạnh đó phân lân là không thể thiếu trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp. Các nguồn dự trữ lân trong tự nhiên có giới hạn nên việc phát triển các giống cây trồng sử dụng lân hiệu quả mang ý nghĩa rất quan trọng. Một tính trạng số lượng (Pup1 QTL) cho thấy khả năng chống chịu điều kiện thiếu lân trên cây lúa, gene Pup1 đã được xác định trên giống lúa cổ truyền Kasalath dạng aus cách đây 2 thập kỷ. Tuy nhiên, cơ chế chức năng của nó vẫn chưa được hiểu rõ cho đến khi vị trí của QTL được giải trình tự. Điều này cho thấy sự hiện diện của một gene protein kinase Pup1 chuyên biệt và được đặt tên PSTOL1 (chống chịu điều kiện thiếu lân). Gen PSTOL1 không hiện diện trong bộ gen giống lúa trồng. Trong nghiên cứu của Gamuyao và ctv cho thấy rằng biểu hiện vượt mức gene PSTOL1 trên các giống lúa làm tăng đáng kể năng suất hạt trên đất bị thiếu lân. Các phân tích khác cho thấy PSTOL1 hoạt động như một yếu tố tăng cường sự phát triển rễ ở giai đoạn sớm do đó giúp cây lúa hấp thu được nhiều lân hơn cũng như các chất dinh dưỡng khác. Sự thiếu vắng các gene như PSTOL1 và Sub1A trên các giống lúa hiện đại đặt ra vấn đề về việc bảo tồn và khai thác nguồn gen trên các giống lúa truyền thống. Sự du nhập gene PSTOL1 vào các giống lúa có tính thích nghi rộng ở châu Á cũng như châu Phi được kỳ vọng sẽ nâng cao đáng kể năng suất trong điều kiện đất thiếu lân. Nguồn tham khảo
Không có nhận xét nào: