Bệnh đốm vằn (gây ra bởi Rhizoctonia solani) là một trong những
nhân tố quan trọng nhất hạn chế mục tiêu đạt năng suất cao trong sản xuất lúa
thâm canh. Bộ tán lá lúa được cho là có thể ảnh hưởng đến sự bùng phát dịch
bệnh đốm vằn. Wu và ctv đã thực hiện nghiên cứu để xác định định ảnh hưởng của
các thông số về hình dáng tán lá lúa liên quan đến bệnh đốm vằn như số chồi, chỉ
số diện tích lá, khả năng tạo sinh khối, tần suất tiếp xúc, sự truyền ánh sáng
qua tán lá và chiều cao cây. Thí nghiệm đã được thực hiện ở cả đầu và cuối vụ của
năm 2009 và 2010 tại Wuxue , tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh hưởng của tỉ lệ phân
đạm (N) và mật độ khóm cũng như khả năng tạo hạt, mức độ biểu hiện bệnh đốm vằn
đã được phân tích kỹ lưỡng. Mức độ bệnh được đánh giá theo thang chuẩn như chỉ
số bệnh đốm vằn hoặc chiều cao bị tổn thương trên cây. Kết quả được đánh giá và
so sánh giữa cây được chủng bệnh và cây đối chứng trong mỗi vụ.
Kết quả cho thấy
chỉ số bệnh đốm vằn gia tăng khi tăng tỉ lệ sử dụng phân đạm N và mật độ khóm tăng
ở các cây đối chứng trong mỗi thử nghiệm. Phân tích hồi quy từng bước chứng
minh rằng tần số tiếp xúc giữa các cây có mối liên quan chặt chẽ đến bệnh đốm vằn.
Phân tích tương quan cho thấy độ dài vết bệnh trên cây được chủng bệnh không có
mối liên hệ nào với cấu trúc bộ tán lá. Những kết quả này chỉ ra rằng cấu trúc
bộ tán lá ảnh hưởng đến sự lây lan bệnh đốm vằn vì vậy giảm mật độ khóm lúa bằng
các biện pháp canh tác thích hợp sẽ giúp giảm lây nhiễm và bùng phát bệnh đốm vằn
trên lúa. Xem chi tiết tại
Không có nhận xét nào: