Sự cô đặc tế bào chất làm màng nguyên sinh chất tách rời xa khỏi
vách tế bào hay còn được dùng với thuật ngữ “Plasmolysis”.
Thường hiện tượng
này xảy ra khi cây bị thiếu nước dẫn đến việc tế bào cũng bị mất nước do thẩm
thấu. Hiện tượng này ít xuất hiện trong tự nhiên trừ khi thực vật gặp điều kiện
môi trường cực kỳ khắc nghiệt.
Plasmolysis thường được tạo ra ở điều kiện phòng
thí nghiệm bằng cách nhúng tế bào thực vật vào một dung dịch có nồng độ muối
cao hoặc dung dich đường. Tế bào thực vật khi đặt trong các môi trường này sẽ
bị mất nước do hiện tượng thẩm thấu và làm màng sinh chất co lại, đồng thời tế
bào chất do mất nước cũng trở nên cô đặc hơn.
Khi mô tế bào vảy hành được nhúng vào dung dịch muối calcium
nitrate, các tế bào nhanh chóng bị mất nước bởi hiện tượng thẩm thấu làm cho
màng sinh chất bao bọc tế bào chất bên trong bị co lại và nhăn nheo. Hiện tượng
này xảy ra là do các ion Ca++ va NO3- thấm tự do qua vách tế bào và nhưng gặp
trở ngại bởi màng sinh chất có tính thấm chọn lọc.
Không bào lớn thường ở trung tâm tế bào thông thường chứa dung
dịch chất tan ở nồng độ thấp và loãng, nồng độ chất tan trong không bào thấp
hơn nồng độ dung dịch muối CaNO3 và do đó mà áp suất thẩm thấu trong không bào
cũng thấp hơn phía bên ngoài màng sinh chất nơi có chứa dung dịch muối CaNO3. Hậu
quả là không bào bị mất nước do nước di chuyển từ không bào ra nơi chứa dung
dịch muối CaNO3 có áp suất thẩm thấu cao hơn. Không bào bị mất nước do đó sẽ co
cụm lại tạo ra kích thước không bào nhỏ hơn.
Không có nhận xét nào: