Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5[ImagesOnly]

Style6

Có 3 protein cần thiết cho quá trình nhập và xuất ở nhân tế bào đã được xác định là Ran (một protein thể đơn gắn GTP) và 2 protein vận chuyển có thể xuyên qua nhân tế bào với tên gọi α và β importin.

Mặc dù con đường vận chuyển các phân tử thông qua các protein này có nhiều đặc điểm chung ở thực vật và động vật nhưng các importin ở thực vật có thể nhận biết các phân tử tín hiệu có vai trò định vị nhân tế bào ở phổ rộng hơn so với động vật. Có nghĩa là ở thực vật thì hệ thống này sẽ nhận biết số lượng phân tử tín hiệu nhiều hơn so với động vật.

Mô hình để biểu diễn sự di chuyển của các protein vào và ra khỏi nhân thể hiện qua hình dưới đây. Đặc điểm quan trọng của mô hình là các protein importin sẽ thoát khỏi nhân tế bào khi không có vật liệu để chuyên chở, các importin này thoát khỏi nhân ở dạng phân tử phức hợp liên kết với GTP-Ran. 

Khi các protein importin mang các phân tử cần chuyên chở thì các importin này sẽ di chuyển vào nhân mà không cần liên kết với GTP-Ran.




Các protein tín hiệu được sử dụng trong việc định hướng các protein chức năng đến mục tiêu

Quá trình đồng dịch mã và biến đổi protein sau giải mã phân biệt các tín hiệu cho protein chức năng


Bào quan
Chức năng tín hiệu
Trình tự protein mang chức năng
Receptor nhận tín hiệu
ER
Chèn bổ sung protein vào quá trình đồng dịch mã
Đầu N kị nước chứa domain 6-12 acid amin
Phần tử nhận tín hiệu
ER
Duy trì protein trong mạng lưới nội chất
Đầu C với chuỗi Lys-Asp-Glu-Leu
HDEL- Receptor hoặc ERD2
Golgi
Duy trì các protein xuyên màng trong thể Golgi
Trình tự xuyên màng
Chưa xác định
Không bào
Điều hướng các protein nội màng đến không bào
Đầu cuối N với chuỗi Asn-Pro-Ile-Arg
BP80 hoặc VSR-At1
Không bào
Điều hướng các protein nội màng đến không bào
Đầu cuối C với các chuỗi kị nước
RMR (các chuỗi RING H2 di chuyển xuyên màng có cấu trúc tương đồng với receptor)
Peroxisome
Chèn bổ sung protein vào quá trình sau giải mã
Đầu cuối C với chuỗi Ser-Lys-Leu
SKL receptor
Ti thể
Bổ sung protein vào quá trình sau giải mã
Các phân tử có mang chuỗi xoắn với điện tích dương ở một đầu và điện tích âm ở đầu còn lại tương tứng với một đầu thích nước và đầu còn lại kị nước
Phúc hợp thể vận chuyển ngoại màng TOM22/TIM 17
Lục lạp
Chèn bổ sung protein vào quá trình sau giải mã
Chưa có chuỗi trình tự tương ứng
Thể vận chuyển ngoại màng TOC159 và các polypeptide khác
Lục lạp
Chèn bổ sung protein vào quá trình đồng dịch mã trong mạng lưới nội chất sau quá trình chuyển các protein đến các điểm kết nối tại lục lạp
Đầu cuối N kị nước tương tác với ER trong khi chuỗi trình tự tương tác với lục lạp vẫn chưa được xác định (vd: enzyme Carbonic anhydrase 1)
Hệ thống nhận dạng tín hiệu trên ER trong khi hệ thống nhận tín hiệu trên lục lạp chưa xác định
Nhân
Điều hướng các yếu tố phiên mã, protein histone cũng như các protein khác đến nhân tế bào để thực hiện chức năng sinh học
Vd:
chuỗi trình tự nhập: Pro-Pro-Lys-Lys-Lys-Arg-Lys-Val
Chuỗi trình tự xuất: Leu-Ala-Leu-Lys-Leu-Ala-Gly-Leu-Asp-Ile
Thành phần importin của các lỗ trên màng nhân

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Post a Comment